Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp

Phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp

Tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp ở phụ nữ lớn hơn đàn ông, đồng thời tuổi càng cao, người mắc bệnh viêm khớp cũng càng nhiều. Đây là một bệnh tự miễn, ảnh hưởng tới quá trình vận động của cơ thể, khi các khớp không còn cử động được một cách bình thường và thoải mái nữa, nó gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt.


Viêm khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm. Viêm khớp thông thường được hiểu là viêm một hay nhiều khớp. Viêm khớp thường có kèm triệu chứng đau khớp. Có nhiều dạng bệnh viêm khớp khác nhau (trên 100 dạng). Các dạng viêm khớp có thể có liên quan đến hiện tượng "mòn và rách" sụn khớp (VD viêm xương khớp) hoặc hiện tượng đáp ứng miễn dịch quá mức (VD viêm khớp dạng thấp)

[B]Nguyên nhân của viêm khớp[/B]

Nguyên nhân của viêm khớp tùy thuộc vào loại viêm khớp. Các nguyên nhân bao gồm:

- Chấn thương (dẫn đến viêm xương khớp)

- Bất thường về chuyển hóa (Bệnh gout, giả gout)

- Di truyền, nhiễm trùng, hoặc không rõ nguyên nhân (bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ thệ thống)

-Bệnh đau nhức của người già, benh voi hoa cot song...

[B]Các triệu chứng của viêm khớp[/B]

Các triệu chứng của viêm khớp thường là sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp.

Nhiều dạng của viêm khớp thuộc bệnh lý thấp có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác không có liên quan trực tiếp đến khớp. Do đó ở một số dạng viêm khớp có thể có sốt, sụt cân, mệt, và thậm chí xuất hiện các triệu chứng ở phổi, tim hay thận.

[B]Chẩn đoán viêm khớp[/B]

Trước khi được chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được:

- Thăm khỏi về tiền sử của các triệu chứng

- Thăm khám khớp để đánh giá các tình trạng viêm cũng như sự biến dạng của khớp

- Hỏi và thăm khám các cơ quan khác trong cơ thể để tìm kiếm dấu hiệu viêm và các triệu chứng mà bệnh có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này.

- Tiến hành các xét nghiệm nước tiểu, máu, dịch khớp, x quang khớp

Chẩn đoán viêm khớp sẽ được thực hiện dựa vào việc tổng hợp thông tin từ các bước trên.

Việc chẩn đoán chính xác và sớm có thể giúp tránh được những trường hợp tổn thương khớp không hồi phục hay tàn phế. Các chương trình hướng dẫn tập thể dục đúng cách, nghĩ ngơi, uống thuốc, tập vật lý trị liệu và phẩu thuật có thể mang lại lợi ích lâu dài cho những bệnh nhân viêm khớp.

[B]Điều trị viêm khớp[/B]

Việc điều trị viêm khớp tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây nên viêm khớp, độ nặng và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tuổi tác và nghề nghiệp cũng là những khía cạnh cần được xem xét để bác sĩ có thể đưa ra những kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu có thể, việc điều trị sẽ tập trung vào việc loại bỏ những nguyên nhân gây viêm khớp. Tuy nhiên nếu các nguyên nhân này không thể được chữa khỏi (VD như trường hợp viêm xương khớp hay viêm khớp dạng thấp) thì việc điều trị sẽ hướng đến mục tiêu làm giảm đi các triệu chứng của viêm khớp, ngăn chặn những tổn thương khớp không hồi phục hay tàn phế và mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.

Có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm xương khớp và các dạng viêm khớp mạn tính khác mà không cần dùng thuốc. Thực tế, việc thay đổi lối sống mà không cần dùng thuốc là phương pháp điều trị được ưa chuộng đối với bệnh viêm xương khớp và các dạng viêm khớp khác. Khi cần thiết thì có thể sử dụng thuốc cùng với việc thay đổi lối sống.

- Tập thể dục: Đối với viêm khớp thì tập thể dục là cần thiết để duy trì khớp khỏe mạnh, giảm đau, giảm hiện tượng cứng khớp, cải thiện sức mạnh của cơ và xương. Mỗi cá nhân cần được thiết kế chương trình tập riêng bởi bác sĩ vật lý trị liệu, bao gồm: các bài tập vận động về độ mềm dẻo, tăng trương lực cơ, các bài tập về sức bền.

Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng những liệu pháp nóng, lạnh khi cần thiết và có thể cố định bạn bằng những thanh nẹp hay các thiết bị chỉnh hình khác để giúp nâng đỡ và điều chỉnh khớp. Điều này đặc biệt cần thiết đối với viêm khớp dạng thấp. Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng các liệu pháp bằng nước, mát-xa bằng nước đá, hoặc kích thích các dây thần kinh qua da.

- Nghỉ ngơi: cũng quan trọng như tập thể dục. Nên ngủ 8 - 10 tiếng mỗi đêm và ngủ trưa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét