Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Bệnh thoát vị đĩa đệm và cách phòng chống

Bệnh thoát vị đĩa đệm và cách phòng chống

Hiện nay có rất nhiều bệnh liên quan đến xương khớp như các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp, vôi hóa cột sống... ảnh hưởng nhiều tới sự vận động của con người, trong đó có bệnh thoát bị đĩa đệm gây ra nhiều biến chứng cần được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh khiến đau vùng lưng, tê khó chịu từ thắt lưng tới mông và hông, hay từ cổ lan dần xuống các tay, đặc biệt là đau cột sống. Bệnh khiến người bệnh rất khó chịu, đi lại, vận động, sinh hoạt khó khăn.

Vậy thoát vị đĩa đệm là bệnh như thể nào? cách phòng tránh bệnh ra sao. Bài viết sau sẽ chia sẻ với các bạn về những thắc mắc này.



Bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo (gelatin). Nó có tác dụng làm cho cột sống cơ thể cử động uyển chuyển và làm giảm sóc của cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Và khi benh thoat vi dia dem có đè ép vào rễ dây Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau tọa lưng). Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Thoát vị cũng có thể không nhận biết được khi không có triệu chứng vì nó không gây đè ép vào rễ dây thần kinh.

Cách phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm

A. Cách sống lành mạnh
Tập thể dục đều đặn, và nên khởi động tốt trước khi bắt tay vào việc.
Tập củng cố cho cơ thân, cơ bụng, cơ cổ lưng (có bài tập của các huấn luyện viên, chuyên gia vật lý)
Duy trì chỉ số khối cơ thể trong giới hạn bình thường (không quá béo và không quá gầy)

B. Tư thể đúng
Tư thế thẳng, đầu thẳng, nhìn thẳng, vai hướng ra sau.
Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
Khi lao động xúc đất cát, nên để lưng thẳng bằng cách, bước một chân lên trước và chùng gối xuống, lấy gối làm điểm tì để làm việc tránh gây xoắn vặn cột sống.

C. Trong công việc
Nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân, thay đổi chân từng bên cứ 5-10 phút đặt lên ghế/ lần.
Nếu phải ngồi lâu hàng giờ trong công sở hoặc lái xe lâu, nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ
Dùng ghế văn phòng thẳng để giúp cột sống luôn thẳng.
Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng.
Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống

D. Nên để ý thường xuyên tới
Khi có túi sách nên đeo trên vai hơn là cầm tay, tốt nhất là đeo trên hai vai cân đối.
Khi xử lý vât nặng, động tác đẩy vật nặng được ưu tiên, tránh kéo vật nặng dễ gây sang chấn.
Tránh đi giày, guốc cao quá (phần gót cao trên 5cm). Nên dùng giày dép vật liệu mềm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét